Chấn thương cổ chân khi đá bóng? Biểu hiện, cách chữa trị
Chấn thương cổ chân khi đá bóng là một dạng khá phổ biến khi thi đấu các cầu thủ bị mắc phải. Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục chấn thương này như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Những loại chấn thương cổ chân thường gặp khi đá bóng
Bong gân khớp cổ chân
Bong gân khớp cổ chân là một loại chấn thương phổ biến mà các cầu thủ dễ gặp phải khi đá bóng. Nguyên nhân của bong gân cổ chân là do các dây chằng bị co giãn quá mức.
Mức độ nặng nhẹ của chấn thương phụ thuộc vào mức độ dây chằng bị tổn thương ít hay nhiều. Các tình huống va chạm do tranh chấp bóng, hoặc các tình huống tiếp đất không đúng cách có thể gây nên chấn thương cổ chân khi đá bóng.
Biểu hiện:
- Bầm tím và đau nhức cổ chân nơi bị thương.
- Sưng phù và phù nề vết thương.
- Cầu thủ sẽ cảm thấy đau ở cổ chân và không thể đi lại được do bàn chân bị tê liệt.
3 mức độ chấn thương
- Mức độ 1: Bong gân cổ chân nhẹ, tổn thương diễn ra trên các sợi cơ dây chằng. Vết thương bị sưng nhẹ ở gần mắt cá chân.
- Mức độ 2: Mức độ bong gân trung bình. Tổn thương dẫn đến đứt một phần dây chằng, mất cảm giác vững chân, biểu hiện sưng vừa phải.
- Mức độ 3: Mức độ biểu hiện nặng. Cổ chân sưng và bầm tím. Khi chụp X - quang sẽ thấy mất vững cổ chân.
Đứt dây chằng cổ chân
Khi cầu thủ vận động quá mức trong lúc tập luyện và thi đấu làm tổn thương cổ chân dẫn đến đứt dây chằng cổ chân. Những tình huống trong khi đá bóng làm cầu thủ va chạm mạnh có thể tác động đến gót chân làm đứt dây chằng cổ chân.
Biểu hiện:
- Đau nhức, đau âm ỉ, kéo dài cổ chân, gót chân và cả mắt cá chân.
- Bầm tím, sưng to, thậm chí là chảy máu bên trong. Khi dùng tay ấn vào vết thương sẽ thấy đau dữ dội.
2. Kinh nghiệm điều trị khi gặp phải chấn thương cổ chân khi đá bóng
Chườm lạnh chân
Đây là một cách thức hiệu quả và nhanh chóng giúp, giảm sưng và đau. Đồng thời, biện pháp này còn làm tê giúp, ngăn ngừa vết thương sưng to. Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy khăn mềm chườm lên vết thương. Mỗi lần chườm khoảng 10 - 15 phút, thực hiện 6 - 7 lần một ngày.
Ngâm chân trong nước đá
Bên cạnh cách thức chườm lạnh, người bị chấn thương cổ chân khi đá bóng cũng có thể ngâm chân trong nước đá. Thực hiện 4 lần/1 ngày, mỗi lần thực hiện trong vòng 20 phút/lần. Ngoài ra, cầu thủ cần hạn chế đi lại để chấn thương nhanh khỏi hơn.
Tránh vận động
Người bị chấn thương cần thiết phải hạn chế các hoạt động đến vùng cổ chân bị chấn thương khi đá bóng. Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành, không bị rách ra và nghiêm trọng hơn.
Ép dây chằng cổ chân
Một trong những phương pháp cầu thủ dùng để điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng là ép dây chằng cổ chân. Cầu thủ dùng băng thun để ép dây chằng cổ chân. Chú ý phải thực hiện đúng cách nếu không sẽ phản tác dụng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một điều quan trọng nhất cầu thủ cần cũng cần phải chú ý khi bị chấn thương đó là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến chấn thương ở cổ chân cũng như các chấn thương khác mau lành hơn. Cầu thủ cần chú ý bổ sung thêm các chất canxi, kẽm, silicium, … để tăng cường sức khỏe xương khớp.
3. Cách phòng tránh chấn thương cổ chân lúc đá bóng
Một số lưu ý cầu thủ cần tuân theo để tránh xảy ra chấn thương ở cổ chân khi tham gia bóng đá đó chính là:
- Luôn nhớ khởi động cơ thể cẩn thận trước khi vận động.
- Lựa chọn giày thi đấu vừa vặn, đủ đáp ứng nhu cầu bảo vệ bàn chân.
- Khi có cảm giác đau nhức hãy ngừng ngay lại để xác định chấn thương, tránh vết thương trở lên nghiêm trọng hơn.
- Thi đấu trên tinh thần công bằng, tránh những pha tranh chấp mạnh dễ dẫn đến chấn thương.
Nếu chấn thương không thể ra sân, bạn có thể xem bóng đá tại truyền hình tructiepbongda vtv6 hôm nay để vơi bớt nỗi buồn. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu thêm về chấn thương đầu gối khi đá bóng hoặc những chấn thương kinh hoàng trong bóng đá tại đây.
4. Những trường hợp chấn thương cần bác sĩ điều trị
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng cơ bản mà vết thương vẫn không khỏi, cầu thủ cần đến bác sĩ để được khám chữa đúng lúc. Các trường hợp cầu thủ cần đến chuyên gia điều trị là:
- Vết thương không khỏi, sau 3 ngày vẫn còn đau nhức.
- Còn thấy đau khi vận động 1 tuần sau khi nghỉ ngơi.
- Có những dấu hiệu nhiễm trùng nơi bị.
- Đã bị chấn thương nhiều lần.
Chấn thương cổ chân là một chấn thương rất thường gặp trong bóng đá, tuy nhiên các cầu thủ không nên chủ quan. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc cách điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng, nguyên nhân và cách phòng tránh cơ bản. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ hữu ích với bạn đọc!
コメント